25 Jul
25Jul

Đau nhức xương khớp ở người trẻ và những điều cần biết

Đau nhức xương khớp ngày càng phổ biến, không chỉ ở người già mà những người trẻ mắc phải cũng đang có xu hướng tăng. Nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng phức tạp.Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này.


Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp ở người trẻ

Đau nhức xương khớp có thể do lớp sụn ở khớp xương bị bào mòn, thoái hoá dẫn đến thiếu chất nhờn. Tình trạng này xảy ra thường xuyên với người lớn tuổi do các khớp xương bị lão hoá. Đối với giới trẻ, tình trạng đau nhức này có thể do các nguyên nhân sau.


Nguyên nhân đau nhức xương khớp cơ học

Làm việc nặng nhọc, thực hiện các hoạt động hàng ngày sai tư thế hay những thói quen xấu gây sức ép lớn lên hệ xương khớp lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng đau nhức xương.


Đối với dân văn phòng, làm việc sai tư thế không thể tránh khỏi. Việc ngồi lâu một tư thế gây ra thoái hoá, chèn ép cột sống, đĩa đệm, gây đau vùng cổ, vùng lưng, lan xuống tay và chân.


Ngồi sai tư thê khi làm việc
Thừa cân, béo phì cũng là tác nhân gây đau nhức xương khớp do trọng lượng cơ thể vượt quá sức chịu đựng của các khớp.


Chấn thương do luyện tập thể thao, làm công việc nặng nhọc hay tai nạn dẫn đến tổn thương hệ xương khớp, gây đau nhức.


Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, cơ thể thiếu hụt những chất đóng vai trò trong việc tái tạo xương như canxi, magie… là một trong những nguyên nhân đau nhức xương khớp ở người có độ tuổi rất trẻ.


Yếu tố di truyền cũng là một trong những yếu tố gây ảnh hưởng đến cơn đau nhức xương khớp ở người trẻ.


Cơ địa là lý do người bệnh có nguy cơ bị thoái hoá khớp gối sớm mặc dù độ tuổi còn rất trẻ.


Nguyên nhân do các bệnh về xương khớp

Thoái hóa khớp: Đây là căn bệnh phổ biến nhất gây đau xương khớp. Khi bị bệnh, những cơn đau nhức tăng lên khi khớp cử động và khi nghỉ ngơi sẽ giảm. Thời tiết thay đổi, nhất là trời lạnh, cơn nghiêm trọng hơn.


Viêm khớp dạng thấp: Đau nhức xương khớp cũng có thể là biểu hiện của viêm khớp dạng thấp. Ví dụ như đau ở hai ngón tay ở cùng vị trí ở hai bàn tay, hai đầu gối. Kèm theo đau nhức là hiện tượng khớp sưng tấy, nóng, đỏ, cứng khớp khó cử động vào buổi sáng khi ngủ dậy.
Xem thêm: http://chuaxuongkhop.com/dau-cot-song-lung-duoi.html

Đau nhức xương khớp là biểu hiện của viêm khớp dạng thấp

Bệnh gút: Gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể khi thừa chất đạm cũng có thể là nguyên nhân gây đau xương khớp. Ngoài ra kèo theo sưng, nóng, đỏ ở một hoặc nhiều khớp như ngón chân, khớp bàn tay, cổ chân, khớp gối. Đặc điểm là cơn thường xuất hiện về đêm và cường độ đau sẽ tăng dần.


Loãng xương: Loãng xương gây đau nhức xương khớp nhưng là ở trong xương. Đây là biểu hiện thường dễ bị bỏ quả, nên ngày càng nặng và xương yếu dần, dễ gãy. Vị trí đau nhức thường là ở các đầu xương hoặc dọc xương dài như cột sống lưng, đùi.


Lao xương khớp: Bệnh lao xương khớp thường do vi trùng lao tấn công và gây những cơn đau nhẹ và vừa. Vị trí đau thường sưng to nhưng không đỏ, không nóng.


Đau nhức xương khớp nên ăn gì kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò then chốt trong điều trị đau nhức xương khớp và quá trình phục hồi. Do đó, bệnh nhân cần thiết lập chế độ ăn uống khoa học trước khi nghĩ đến các bài thuốc điều trị khác.

Thực phẩm trị bệnh đau nhức xương khớp

Cách chữa đau nhức xương khớp hiệu quả nhất

Để quá trình chữa đau xương khớp đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh có thể kết hợp các phương pháp điều trị với nhau. Có thể dùng thuốc tân dược, thuốc dân gian, thuốc nam, vật lý trị liệu…sao cho phù hợp với bệnh tình của mình.


Chữa đau nhức xương khớp bằng thuốc Tây

Thuốc giảm đau liều nhẹ: Paracetamol, Panadol, Codein,… có tác dụng giảm đau, hạ sốt mạnh. Thuốc dùng trong trường hợp nhẹ, không gây kích ứng hệ tiêu hóa nên người bệnh có thể mua tại hiệu thuốc và sử dụng nhưng không được dùng quá 4g/ngày.


Thuốc giảm đau mạnh Opioid: Morphine, Fentanyl, Oxycodone tác động khóa các thụ thể đau tại não bộ giúp giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng. Khi sử dụng cần có chỉ định từ bác sĩ để nhận hiệu quả giảm đau tối đa.


Thuốc NSAID (thuốc kháng viêm không Steroid): Diclofenac, Aspirin, Naproxen,… là thuốc kháng viêm, giảm đau ngoại vi, không gây nghiện. Bệnh nhân dùng khoảng 0,325 – 0,625gram/lần, tổng liều mỗi ngày không quá 3,6gram/ngày.


Thuốc giãn cơ: Baclofen, Carisoprodol, Eperisone,… sẽ tác động đến não bộ điều khiển thả lỏng hệ cơ xung quanh vùng đau xương khớp. Thuốc giãn cơ có thể dùng ở dạng dung dịch tiêm hoặc dạng viên tùy thuộc mức độ đau nhức .


Vitamin nhóm B: Dùng vitamin B (B1, B6, B12) hàng ngày giúp bảo vệ dây thần kinh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người bệnh cần bổ sung 1 – 5mcg vitamin B/ngày.


Thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc (SSRIs): Celaxa, Paroxetine,… sẽ tác động lên thụ thể đau nhức giúp đẩy lùi cơn đau nhanh chóng.


Chữa đau nhức xương khớp bằng thuốc nam

Có nhiều bài thuốc dân gian chữa bệnh đơn giản bằng những nguyên liệu tự nhiên dễ tìm hoặc mua như lá lốt, ngải cứu…


Bài thuốc từ quả đu đủ: Chuẩn bị 30g mỗi loại đu đủ chín, mễ nhân sống. Đu đủ,mễ nhân rửa sạch, thái nhỏ, cho vào đun cùng 300ml nước. Đun sôi nhỏ lửa đến khi mễ nhân chín, thêm đường trắng, chia ra uống 2 lần/ngày.


Bài thuốc từ cây trinh nữ: Rễ trinh nữ rửa sạch, thái mỏng rồi tẩm rượu. Sao khô cho thêm dùng để sắc uống. Mỗi lần lấy 20 – 30g sắc với 400ml, đến khi cô cạn còn 100ml nước là được. Chia nước thuốc thành 2 lần trên ngày. Cũng có thể nấu thành cao lỏng rồi pha với rượu dùng dần.

Mật ong và quế: Pha 2 thìa mật ong và 1 thìa cà phê bột quế vào cốc nước nóng, khuấy đều là dùng được. Uống 2 lần/ngày.Mật ong và quế kết hợp sẽ giúp đẩy lùi những cơn đau nhức nhanh chóng. Đặc biệt, nếu uống thường xuyên còn có thể chữa khỏi cả viêm khớp mãn tính.


Bài thuốc từ cây ngải cứu trắng: Đem ngải cứu rửa sạch, thêm muối rồi đổ nước nóng lên. Sau đó đắp vào khớp bị sưng đau. Ngải cứu làm giảm đau khớp và khớp sẽ bớt sưng hơn. Ngoài ra, cách này còn có tác dụng phòng ngừa bệnh nếu thực hiện hàng ngày.


Lá lốt: Lá lốt là vị thuốc vô cùng quen thuộc trong kho tàng các vị thuốc,bài thuốc dân gian. Bệnh nhân dùng 10g lá lốt phơi khô, sắc cùng 2 bát nước đến khi cạn còn 1 bát thì đổ ra uống. Áp dụng khoảng 15 – 20 ngày thấy đau nhức giảm rõ rệt.




Một lưu ý nhỏ dành cho người bệnh đau nhức xương khớp khi áp dụng thuốc tây, thuốc nam cần tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý kết hợp các vị thuốc nam hoặc lạm dụng thuốc tây để hạn chế tác dụng không mong muốn và nâng cao hiệu quả điều trị.

Xem thêm:http://chuaxuongkhop.com/ 

Comments
* The email will not be published on the website.
I BUILT MY SITE FOR FREE USING